Theo các chuyên gia, Vitamin C có hai chức năng chính trong cơ thể, nó là đồng yếu tố (cofactor) của các men thúc đẩy các phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Nó tồn tại hai dạng trong tự nhiên: dạng quay trái, có tác dụng xúc tác men và dạng quay phải có tác dụng chống ôxy hoá.
Dạng quay trái có tác dụng trong sự trưởng thành của các sợi collagen bởi quá trình hydroxyl hoá lisin và prolin. Hydroxyprolin tạo thành sẽ có tác dụng ổn định chuỗi xoắn ba (triple helice) của sợi collagen.
Thiếu vitamin C làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sợi collagen đặc biệt trong các mao mạch, mô liên kết, mô xương. Dạng quay phải ức chế nhanh các gốc tự do, được sản sinh trong quá trình dị hoá của tế bào.
Vitamin C can thiệp vào quá trình chuyển hoá carnitin, tham gia gắn kết acid béo chuỗi dài vào thể hạt sợi (mitochindrie), do vậy, thiếu vitamin C gây nên mệt mỏi. Ngoài ra, vitamin C còn tham gia vào chuyển hoá sắt và acid folic, nó làm tăng hấp thu sắt. Do vậy, thiếu vitamin C là nguyên nhân kinh điển thất bại chứng thiếu nhược sắc do thiếu sắt.
Vitamin C can thiệp vào quá trình chuyển hoá carnitin, tham gia gắn kết acid béo chuỗi dài vào thể hạt sợi (mitochindrie), do vậy, thiếu vitamin C gây nên mệt mỏi. Ngoài ra, vitamin C còn tham gia vào chuyển hoá sắt và acid folic, nó làm tăng hấp thu sắt. Do vậy, thiếu vitamin C là nguyên nhân kinh điển thất bại chứng thiếu nhược sắc do thiếu sắt.
VẬY BỔ SUNG VITAMIN C LƯỢNG BAO NHIÊU MỖI NGÀY LÀ ĐỦ?
- Khi tiêu hóa lượng nhỏ dưới 100mg, 80-90% lượng vitamin C ăn vào được hấp thụ vào cơ thể. Nhưng khi khẩu phần ăn tăng, khả năng hấp thụ vitamin C giảm, đối với khẩu phần chứa 1,5g vitamin C, cơ thể chỉ hấp thu được 49%, ở khẩu phần 3g, cơ thể hấp thụ được 36% và với khẩu phần ăn 12g, chỉ có 16% lượng vitamin C được hấp thụ vào cơ thể.
- Hàm lượng vitamin C trong máu tối đa là 1,2-1,5mg/100ml với khẩu phần ăn 100mg/ ngày và giảm xuống 0,2-0,1 mg/100ml khi khẩu phần ăn dưới 10mg/ngày. Hàm lượng vitamin C cao ở trong các mô tuyến yên và tuyến thượng thận, cao hơn 50 lần so với trong huyết thanh. Ở các mô khác như mắt, não, thận, phổi và gan cao hơn từ 5 đến 30 lần so với trong huyết thanh. Lượng vitamin C trong mô cơ tương đối thấp, nhưng do cơ chiếm một khối lượng lớn trong cơ thể, nên có tới 600 mg vitamin C được dự trữ trong cơ của một người có trọng lượng 70kg.
- Khi tiêu hóa lượng nhỏ dưới 100mg, 80-90% lượng vitamin C ăn vào được hấp thụ vào cơ thể. Nhưng khi khẩu phần ăn tăng, khả năng hấp thụ vitamin C giảm, đối với khẩu phần chứa 1,5g vitamin C, cơ thể chỉ hấp thu được 49%, ở khẩu phần 3g, cơ thể hấp thụ được 36% và với khẩu phần ăn 12g, chỉ có 16% lượng vitamin C được hấp thụ vào cơ thể.
- Hàm lượng vitamin C trong máu tối đa là 1,2-1,5mg/100ml với khẩu phần ăn 100mg/ ngày và giảm xuống 0,2-0,1 mg/100ml khi khẩu phần ăn dưới 10mg/ngày. Hàm lượng vitamin C cao ở trong các mô tuyến yên và tuyến thượng thận, cao hơn 50 lần so với trong huyết thanh. Ở các mô khác như mắt, não, thận, phổi và gan cao hơn từ 5 đến 30 lần so với trong huyết thanh. Lượng vitamin C trong mô cơ tương đối thấp, nhưng do cơ chiếm một khối lượng lớn trong cơ thể, nên có tới 600 mg vitamin C được dự trữ trong cơ của một người có trọng lượng 70kg.
- Vì vậy mà có thể nói, nhu cầu liều lượng vitamin C không có chỉ tiêu cố định:
+ Lượng sinh tố C tối thiểu cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa bênh Scorbut chỉ là 10mg/ ngày
+ Nhu cầu vitamin C cho người không làm việc nặng là vào khoảng 50-100mg mỗi ngày
+ Thai sản phụ, trẻ em có nhu cầu Vitamin C cao hơn, khoảng 150mg/ngày.
+ Bệnh nhân có nhu cầu chống bội nhiễm, dự phòng ung thư, kháng dị ứng sẽ cần tối thiểu 150mg/ngày
+ Người nghiện thuốc lá, vận động viên, bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi, công nhân lao động nặng nên được tiếp tế 200mg/ ngày
+ Người ở miền núi lạnh cần 140mg/ ngày.
BÀ BẦU BỔ SUNG VITAMIN C NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT?
- Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên chú ý bổ sung khoảng 85 mg vitamin C mỗi ngày. Đối với phụ nữ đang cho con bú cần bổ sung 120 mg vitamin C mỗi ngày. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây và rau quả, nhất là những loại trái cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi…
- Nhiều mẹ gặp khó khăn trong việc bổ sung vitamin khi mang thai, đặc biệt khi trong viên bổ sung có một số thành phần có thể khiến mẹ dễ buồn nôn như chất sắt, nhưng lại là chất được khuyến cáo nên bổ sung hàng ngày.
- Thông qua nhau thai, bé có thể hấp thu gần như hoàn toàn lượng vitamin C trong cơ thể mẹ. Nếu liên tục bổ sung từ 200 – 400 mg vitamin C mỗi ngày trong thời gian cuối thai kỳ cho đến khi sinh, thai nhi có nguy cơ bị “phụ thuộc” vào vitamin C, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin C ở trẻ sơ sinh. Liều cao vitamin C trong giai đoạn đầu của thai kỳ tuy chưa được chứng minh là có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên tiêu thụ quá 200 mg canxi một ngày.
- Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên bổ sung vitamin C thông qua các thực phẩm hằng ngày là tốt nhất. Chỉ trừ trường hợp bị thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin C để tránh trường hợp quá liều.
Thành phần vitamin C trong một số thực phẩm:
- 250 ml nước cam ép: 124 mg
- 250 ml nước ép nho: 94 mg
- 1 trái kiwi: 70 mg
- 1/2 chén ớt chuông đỏ: 59 mg
- 1/2 chén dâu tây: 49 mg
- 1/2 chén bông cải xanh nấu chín: 51 mg
- 1/2 chén đu đủ: 43 mg
- 1/2 chén xoài: 23mg
- 1/2 chén bắp cải luộc: 28 mg
- 1/2 chén cà chua bi: 10 mg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét