Trong hoạt động kinh doanh cũng như trong cuộc sống hàng ngày, bạn phải luôn ra quyết định. Kỹ năng ra quyết định nhanh chóng và rõ ràng là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công. Trái ngược với quyết đoán là sự trì hoãn – kẻ trộm thời gian lớn nhất của bạn.
Để có được những quyết định nhanh chóng và chính xác, bạn cần phải liên tục điều chỉnh và phát triển những quyết định của bạn, phát huy những kỹ năng để đưa ra quyết định nhanh hơn và tốt hơn. Bạn cần phải loại bỏ sự do dự của chính bản thân mình.
Mỗi khi bạn đưa ra một quyết định, có phải bạn cảm thấy đang lãng phí thời gian vào việc suy nghĩ về nó và đánh mất cơ hội làm những điều bạn có thể nếu bạn đưa ra quyết định nhanh chóng hơn?
ảnh minh họa |
Dưới đây là 6 lời khuyên giúp bạn cải thiện kỹ năng ra quyết định hiệu quả và chính xác hơn:
1. Đừng để bản thân dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sự quản lý của những người khác
Đúng là bạn nên đưa ra quyết định thông suốt, nhưng cũng không sai khi chỉ có bạn mới có thể đưa ra quyết định về những tình huống quan trọng đối với bạn. Ý kiến của những người khác cũng chỉ là như thế, và không hơn. Bạn sẽ thấy nó dễ dàng hơn để đưa ra quyết định nếu bạn không chú ý đến ý kiến của những người khác hoặc thậm chí tệ hơn, sợ hãi về những gì họ nghĩ đến nếu bạn đưa ra quyết định đó.2. Chỉ nhận lời khuyên từ một số rất ít những người bạn tin tưởng
ảnh minh họa |
Đôi khi bạn sẽ cần nhận sự giúp đỡ trong việc xem xét quyết định của bạn từ những nhà quản lý khác. Khi bạn cần phải làm điều này hãy tìm một người nào đó, hoặc ít nhất là một số ít người, người có thể giúp bạn xem xét lại những quyết định mà bạn sẽ thực hiện trước khi bạn thực hiện nó.
Họ phải là những người có hiểu biết tốt về những gì bạn đang mong muốn hướng tới và tốt hơn là những người đã có kinh nghiệm thành công trong quá trình lãnh đạo. Những người này thường sẽ là những người đang cố gắng để đạt được những điều tương tự với bạn trong cuộc sống.
3. Hãy để hành động của bạn nói lên mọi thứ
Một cách để tránh những ý kiến tiêu cực thường đi kèm với một quyết định là đưa ra quyết định và sau đó tiếp tục với nó. Các hành động của bạn và kết quả bạn nhận được sẽ cho họ thấy những gì bạn đã quyết định. Và nếu không, hãy đợi cho đến khi bạn tự tin vào kết quả quyết định của mình trước khi nói ra.4. Nhận biết khi nào bạn không có kiến thức để đưa ra quyết định tốt
ảnh minh họa |
Đưa ra quyết định nhanh chóng rất quan trọng, nhưng đôi khi bạn chưa biết đủ để đưa ra một quyết định tốt. Học cách nhận ra rằng "bạn không biết những gì bạn không biết" sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn. Đặt cho mình một chương trình tập huấn cho riêng minh nhằm lĩnh hội các kiến thức mà bạn cần, đừng tự cho phép bản thân dành thời giờ dài hơn để thu thập thông tin bạn cần.
5. Hãy kiên quyết trong các quyết định của bạn
Một khi bạn đã đưa ra quyết định, hãy gắn với nó. Đừng ra đi và đưa ra quyết định khác 5 phút sau đó. Cuối cùng thì tất cả điều bạn làm là nhảy từ một mốt nhất thời đến cái tiếp theo, không bao giờ thực hiện bất kỳ tập huấn lãnh đạo quản lý thực sự nào.Tất nhiên bạn phải thừa nhận rằng bạn đã đưa ra quyết định với những thông tin tốt nhất có sẵn cho bạn vào thời điểm đó. Với việc nâng cao khả năng lãnh đạo quản lý, bạn có thể nhận ra bạn có thể đã bỏ qua một điều quan trọng nào đó và cuối cùng sẽ phải xem xét lại quyết định của bạn. Nhưng đừng vội vàng làm như vậy. Hãy chuẩn bị nỗ lực để thực hiện từ đầu đến cuối với quyết định của bạn.
6. Viết ra quyết định của bạn
Viết cho mình một nội dung về lý do tại sao bạn đưa ra quyết định trong một quyển sổ hoặc đâu đó để bạn có thể tham khảo sau này. Bằng cách đó bạn có thể nhớ quyết định của mình tại mọi thời điểm và nhắc nhở bản thân lý do tại sao bạn lại quyết định như vậy.ảnh minh họa |
Tính quyết đoán rất quan trọng để thành công. Sự chần chừ sẽ đánh cắp thời gian và lãng phí cơ hội đang ở ngay trước mắt bạn. Nếu bạn luyện tập 6 lời khuyên chúng tôi đã thảo luận trong bài viết này, bạn sẽ trở nên quyết đoán hơn và đưa ra quyết định tốt hơn. Hành trình nỗ lực để thành công của bạn sẽ ngắn hơn và dễ dàng hơn.
(lược dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét